Menu
Trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng là xu thế tất yếu toàn cầu, Việt Nam đã từng ghi nhận bước tiến mạnh mẽ trong thu hút đầu tư vào lĩnh vực điện mặt trời, điện gió. Tuy nhiên, nhiều dự án năng lượng tái tạo rơi vào cảnh “chờ đợi” – chỉ vì vướng mắc thủ tục hành chính, cụ thể là văn bản “Chấp nhận nghiệm thu” (CCA).
Theo cảnh báo mới đây từ Bộ Công Thương, nguy cơ phát sinh tranh chấp quốc tế diện rộng và kéo dài trong lĩnh vực năng lượng tái tạo là điều không thể xem nhẹ. Cảnh báo này không phải không có cơ sở, khi mà đến thời điểm hiện tại, có tới 173 dự án điện sạch đang bị “treo” quyền vận hành thương mại – một phần vì chưa có CCA, thủ tục vốn không được quy định tại thời điểm dự án đưa vào vận hành từ 2019–2021.
Thông tư 10/2023 của Bộ Công Thương, ban hành vào tháng 6/2023, đã lần đầu tiên yêu cầu CCA như một điều kiện bắt buộc để được cấp phép hoạt động điện lực. Tuy nhiên, việc áp dụng quy định mới để đánh giá các dự án trong quá khứ đã khiến nhiều nhà đầu tư rơi vào thế khó, dù họ đã thực hiện đúng các quy trình theo quy định tại thời điểm triển khai.
Không ít kiến nghị đã được gửi tới các cơ quan chức năng từ Hiệp hội Năng lượng tái tạo, các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Tinh thần chung là: Vướng mắc hiện tại không phát sinh từ lỗi của doanh nghiệp, mà đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
Ngay cả kết luận số 1027 của Thanh tra Chính phủ cũng đã nhìn nhận: Trách nhiệm liên quan đến cả ba bên – chủ đầu tư, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Công ty Mua bán điện. Đây là lúc cần sự phối hợp, không phải sự né tránh.
Trong bối cảnh hàng loạt dự án chờ CCA vẫn chưa thể vận hành, các doanh nghiệp phản ánh việc bị hồi tố giá FIT, chậm thanh toán, và cắt giảm công suất không rõ căn cứ đã khiến nguồn lực bị đóng băng, dòng vốn tín dụng đình trệ, còn niềm tin thị trường thì ngày một xói mòn.
Theo thống kê, chỉ riêng khoảng 15.000 MW điện tái tạo đã hòa lưới, tổng dư nợ còn lại lên tới hơn 10 tỷ USD. Đây không chỉ là con số tài chính, mà là biểu hiện của một hệ sinh thái đầu tư đang có nguy cơ rạn nứt nếu không sớm tháo gỡ những rào cản mang tính thể chế.
Việt Nam đã đặt mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050. Để hiện thực hóa cam kết này, phát triển năng lượng tái tạo không thể chỉ là một chiến lược vĩ mô, mà cần được cụ thể hóa bằng những hành động quyết liệt, đồng bộ và trách nhiệm ở cấp thực thi.
Việc xử lý các dự án đang vướng CCA cần một cách tiếp cận linh hoạt và thực tiễn, thay vì máy móc áp dụng hồi tố. Các cơ quan chức năng, đặc biệt là EVN – với vai trò trung gian mua điện, sớm có giải pháp hợp lý.
Đây là lúc để nhìn nhận lại vai trò của thể chế trong bảo vệ quyền lợi chính đáng cho nhà đầu tư, đồng thời giữ vững hình ảnh một quốc gia đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ trong hành trình năng lượng sạch.
VNA | 14-07-2025, 10:10
08-07-2025, 18:27
09-07-2025, 17:55
14-07-2025, 07:35
14-07-2025, 07:57
11-07-2025, 07:26
11-07-2025, 08:22
11-07-2025, 07:26
09-07-2025, 20:43
09-07-2025, 09:44
Sáng 14/7, chất lượng không khí của Hà Nội ghi nhận ở ngưỡng đỏ do độ ẩm cao và bụi mịn tích tụ, không tốt cho sức khoẻ. Chỉ số ô nhiễm xếp thứ 2 thế giới.;
14-07-2025, 14:28
Việt Nam đang từng bước phát triển thị trường carbon để thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy kinh tế xanh, bền vững.;
14-07-2025, 11:58
Ngày 14/7, thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, đội tuyển Việt Nam đã xuất sắc giành 4 Huy chương Vàng, trong đó có 2 Huy chương Vàng nằm trong top 10 tại Kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế (ICHO) 2025. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam giành 4 Huy chương Vàng trong một Kỳ thi ICHO được tổ chức trực tiếp.;
14-07-2025, 11:29
Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký được ban hành ngày 12/7/2025 là nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương về môi trường, vì mục tiêu phát triển bền vững, tạo tiền đề đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới.;
14-07-2025, 10:46
Trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng là xu thế tất yếu toàn cầu, Việt Nam đã từng ghi nhận bước tiến mạnh mẽ trong thu hút đầu tư vào lĩnh vực điện mặt trời, điện gió. Tuy nhiên, nhiều dự án năng lượng tái tạo rơi vào cảnh “chờ đợi” – chỉ vì vướng mắc thủ tục hành chính, cụ thể là văn bản “Chấp nhận nghiệm thu” (CCA).;
14-07-2025, 10:10
Nhiều doanh nghiệp châu Á đang ưu tiên đầu tư vào năng lượng sạch, xe điện và tái chế, nhằm hướng tới phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.;
14-07-2025, 10:01