Menu
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững bước vào giai đoạn chiến lược 2026 - 2035 với kỳ vọng hoàn thiện hạ tầng, phát triển toàn diện, hiện đại hóa kinh tế - xã hội nông thôn, đồng thời tăng thu nhập nông dân lên ít nhất 1,6 lần, giảm tỷ lệ nghèo xuống dưới 1%, phấn đấu 95% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững bước vào giai đoạn chiến lược 2026 - 2035 với kỳ vọng hoàn thiện hạ tầng, phát triển toàn diện, hiện đại hóa kinh tế - xã hội nông thôn, đồng thời tăng thu nhập nông dân lên ít nhất 1,6 lần, giảm tỷ lệ nghèo xuống dưới 1%, phấn đấu 95% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Theo đó, chương trình đặt mục tiêu có ít nhất 95% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó, 70% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 25% số xã đạt chuẩn nông thôn mới hiện đại. Chương trình cũng hướng tới sự phát triển đồng đều giữa các vùng, miền thông qua việc nâng cao số địa phương đạt chuẩn ở cấp tỉnh. Dự kiến đến năm 2035, cả nước sẽ có ít nhất 15 tỉnh, thành phố được công nhận hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới; trong đó, có từ 8 đến 10 tỉnh, thành phố đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới hiện đại.
Đây là những mục tiêu mang tính động lực, đòi hỏi sự tham gia đồng bộ của cả hệ thống chính trị, cùng sự chủ động, sáng tạo từ mỗi địa phương và người dân. Để đạt mục tiêu trên, ông Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cho biết: Giai đoạn tới cần tiếp tục phát triển kinh tế nông thôn theo hướng sinh thái, hiện đại; đổi mới nội dung văn hóa, đặc biệt quan tâm đến vấn đề môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Với nền tảng vững chắc và những bài học đã có, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2026 - 2035 sẽ không chỉ là câu chuyện về tăng trưởng con số mà phải là sự lan tỏa thực chất đến từng thôn, bản, từng gia đình và từng cuộc sống. Đó là thước đo quan trọng nhất của một chương trình phát triển bền vững.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Thanh Nam cho hay, dự thảo cũng đề ra nhiều giải pháp quy hoạch đồng bộ theo điều kiện vùng như: ưu tiên hạ tầng vùng ven đô, bảo tồn diện tích nông nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long, hỗ trợ vùng khó khăn; đầu tư hiện đại hóa hạ tầng giao thông, nước sạch, xử lý chất thải, y tế, mạng lưới internet, thương mại điện tử, theo hình thức PPP (hợp tác công tư). Cùng đó, đổi mới khoa học - công nghệ, áp dụng giống mới, thiết bị thông minh, xử lý rác - nước thải, tích hợp chuyển đổi số.
Giai đoạn 2021 - 2030, đặc biệt là 5 năm từ 2025 - 2030 sẽ là thời kỳ then chốt, Thứ trưởng Trần Thanh Nam khẳng định: Trong giai đoạn 2026 - 2035, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ trình Chính phủ, Quốc hội đề xuất hợp nhất hai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững thành một chương trình thống nhất. Việc hợp nhất không chỉ là bước đi chiến lược để nâng cao hiệu quả đầu tư công, tinh gọn bộ máy, mà còn thể hiện rõ quan điểm phát triển lấy người dân làm trung tâm, cộng đồng làm nền tảng, hướng đến một Việt Nam thịnh vượng, bao trùm, dân chủ và hạnh phúc.
Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 đã có nhiều kết quả tích cực, hạ tầng nông thôn được nâng cấp theo hướng đồng bộ, hiện đại, từ kết nối giữa các vùng đến hệ thống giao thông từ xã tới thôn; trong đó, 12 huyện nông thôn mới đã phát triển và nâng cấp thành đô thị, minh chứng cho kết quả tích cực của việc đầu tư nâng cao chất lượng hạ tầng.
Kinh tế xã hội nông thôn tiếp tục chuyển đổi tích cực, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm xuống 11,8% GDP năm 2024, nhưng vẫn duy trì tăng trưởng 3,2%/năm. Năm 2024, giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất nông nghiệp đạt 115,4 triệu đồng, tăng 1,1 lần so năm 2020.
Đến tháng 5/2025, cả nước đã có 6.001/7.696 xã, gần 80% xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 97,5% mục tiêu cả giai đoạn 2021-2025 được giao; trong đó, có 2.363 xã (39,3%) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 605 xã (10%) đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; có 1.508 thôn bản đặc biệt khó khăn đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 43%).
Nhiều vùng có tỷ lệ số xã đạt chuẩn rất cao và phong trào xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào thi đua trong các thôn bản và cộng đồng dân cư. Tổng nguồn lực, huy động thực hiện xây dựng nông thôn mới của cả nước giai đoạn 2021-2025 đạt khoảng 3,7 triệu tỷ đồng.
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) trở thành điểm nhấn thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển. Đến tháng 2/2025, cả 63 tỉnh, thành phố đã triển khai kế hoạch phát triển sản phẩm OCOP, với 16.500 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên. Năm 2024, thu nhập bình quân đầu người nông thôn đạt 54,07 triệu đồng/năm (tăng 28,7%), hộ nghèo đa chiều giảm còn 3,1%. Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) có 16.500 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên, bao phủ ở cả 63/63 tỉnh, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển".
Ngày 22/6, Hội nghị tổng kết hai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững sẽ được tổ chức tại Trụ sở Chính phủ.
Hà Nội đột phá trong xây dựng Nông thôn mới
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội, đến cuối năm 2024, thành phố đã hoàn thành đầy đủ 8/8 tiêu chí theo quy định của Thủ tướng Chính phủ để được công nhận là địa phương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Huyện Thường Tín là một trong những điểm sáng nổi bật trong Chương trình xây dựng nông thôn mới. Đến nay, huyện đã hoàn thành 9/9 tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao. Đặc biệt, huyện không để xảy ra tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản, đảm bảo tính bền vững trong quá trình triển khai.
Ngày 5/12, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký ban hành Quyết định số 1571/QĐ-TTg công nhận huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.
Như vậy, sau nhiều năm nỗ lực, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã đạt các điều kiện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 320/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
Với việc huyện Mỹ Đức đạt chuẩn nông thôn mới, đến nay, toàn bộ 18 huyện, thị xã của thành phố Hà Nội đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Đây là tiền đề quan trọng để thành phố Hà Nội hoàn thành sớm mục tiêu thành phố đạt chuẩn nông thôn mới trong giai đoạn 2021 - 2025.
Với kết quả này, thành phố Hà Nội đã “về đích” trong Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới sớm hơn 1 năm so với kế hoạch.
Đáng chú ý, 5 huyện gồm: Thanh Trì, Gia Lâm, Hoài Đức, Đông Anh và Thanh Oai đã được công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao, vượt mức chỉ tiêu tối thiểu 20% mà Chính phủ đề ra. Ở cấp xã, có 229/382 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, chiếm tỷ lệ 60%, vượt xa mức yêu cầu tối thiểu là 40%.
Một số kết quả phát triển làng nghề và sản phẩm OCOP của Hà Nội góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững:
Mê Linh là một trong những huyện có vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn (sản phẩm OCOP) lớn nhất của thành phố Hà Nội. Thời gian tới, huyện tập trung đẩy mạnh đưa cơ giới hoá vào sản xuất, xây dựng khu chuyên canh quy mô lớn theo hướng ứng dụng công nghệ cao, tạo ra sản phẩm an toàn, đảm bảo chất lượng và cho giá trị kinh tế cao. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN
Phát triển làng nghề truyền thống với các ngành thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội không chỉ có đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, mà còn góp phần xây dựng thương hiệu “Thành phố sáng tạo”. Trong ảnh: Sản xuất mây tre đan xuất khẩu ở huyện Phú Xuyên.
Ảnh Trọng Đạt - TTXVN
Để góp phần nâng cao giá trị sản phẩm OCOP và phát triển bền vững, thành phố Hà Nội tiếp tục hỗ trợ các chủ thể OCOP hoàn thiện quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm... Trong ảnh: Sản xuất miến ở một hộ kinh doanh thuộc làng nghề chế biến nông sản thực phẩm Minh Khai, thôn Minh Hoà 1, xã Minh Khai, huyện Hoài Đức. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
Thông tin có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội.
Nguyễn Bình | 25-07-2025, 16:36
23-07-2025, 17:19
25-07-2025, 17:40
23-07-2025, 09:27
05-06-2025, 22:18
26-07-2025, 06:00
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững bước vào giai đoạn chiến lược 2026 - 2035 với kỳ vọng hoàn thiện hạ tầng, phát triển toàn diện, hiện đại hóa kinh tế - xã hội nông thôn, đồng thời tăng thu nhập nông dân lên ít nhất 1,6 lần, giảm tỷ lệ nghèo xuống dưới 1%, phấn đấu 95% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. ;
25-07-2025, 16:36
(Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 24/7/2025) - Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM) chính thức được vinh danh Top 5 doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam có điểm số quản trị cao nhất, theo kết quả đánh giá của ASEAN Corporate Governance Scorecard (ACGS) 2024 - bộ tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp uy tín hàng đầu khu vực.;
25-07-2025, 14:20
Do ảnh hưởng của báo, vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10, giật cấp 12, sóng cao 4-6m, biển động rất mạnh.;
25-07-2025, 08:31
Theo thông tin ban đầu, vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên quốc lộ 1 ở địa phận phường Sông Trí - Hà Tĩnh làm 9 người tử vong, 15 người bị thương.;
25-07-2025, 07:39
Dự kiến trong ngày 25/7, Cục Cứu hộ-Cứu nạn (Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam) sẽ tiếp tục tổ chức bay 4 chuyến vận chuyển hàng cứu trợ đến vùng lũ Nghệ An.;
25-07-2025, 06:05
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 4 giờ ngày 24/7, vị trí tâm bão số 4 ở khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88 km/giờ), giật cấp 11. Hôm nay 24/7, trọng tâm mưa vẫn tập trung ở hai tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, mưa liên tục gây lũ và sạt lở nguy hiểm.;
24-07-2025, 06:14