Menu
Bắt đầu từ năm 2026, kiểm kê khí nhà kính sẽ trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp phát thải lớn theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP.
Bắt đầu từ năm 2026, kiểm kê khí nhà kính sẽ trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp phát thải lớn theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP. Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) vẫn còn lúng túng trong tiếp cận và triển khai, giữa lúc thị trường quốc tế và chính sách nội địa đang siết chặt yêu cầu minh bạch phát thải và chuyển đổi xanh.
Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp phát thải từ 3.000 tấn CO₂ tương đương mỗi năm, tiêu thụ năng lượng vượt ngưỡng 1.000 TOE/năm (tương đương 4.186 GJ hoặc 1.000 tấn dầu quy đổi), hoặc hoạt động trong các lĩnh vực phát thải cao như năng lượng, công nghiệp, giao thông, xây dựng, nông nghiệp và xử lý chất thải sẽ bắt buộc phải kiểm kê khí nhà kính. Điều này đồng nghĩa, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng không nằm ngoài phạm vi áp dụng, bất kể quy mô hay doanh thu.
Một số doanh nghiệp khi được hỏi cho biết nhiều doanh nghiệp hiện chưa thực sự hiểu rõ các bước kiểm kê khí nhà kính, trong khi chi phí tuân thủ và sự phức tạp của thủ tục khiến họ ngần ngại triển khai. Tuy nhiên, các ý kiến cũng nhìn nhận việc tiến tới trung hòa carbon là yêu cầu tất yếu nếu muốn tồn tại trong sân chơi toàn cầu.
Ở góc độ chuyên gia, TS. Đinh Thị Hải Vân nhận định, SME là nhóm dễ bị tổn thương nhất trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp. Khi các cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) tại EU được áp dụng mạnh mẽ và tiêu chuẩn ESG ngày càng phổ biến, các tập đoàn đa quốc gia sẽ yêu cầu nhà cung ứng minh bạch phát thải, nếu không sẽ bị loại khỏi chuỗi cung ứng.
Tuy nhiên, bà Vân khẳng định kiểm kê khí nhà kính không quá phức tạp nếu doanh nghiệp biết cách bắt đầu. Có thể triển khai theo mô hình “Đo – báo cáo – giảm – bù trừ”, bắt đầu từ hai phạm vi dễ làm nhất là Scope 1 (phát thải trực tiếp từ nhiên liệu) và Scope 2 (phát thải gián tiếp từ điện năng tiêu thụ). Dữ liệu có thể lấy từ hóa đơn điện, nhiên liệu hoặc hồ sơ vận hành hiện có.
Sau khi có số liệu, doanh nghiệp nên rà soát các điểm phát thải chính như hệ thống chiếu sáng, thiết bị điện lạnh, máy móc… và thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng như thay đèn LED, điều chỉnh điều hòa, bảo trì định kỳ hoặc trồng cây xanh trong khu làm việc.
Tiếp theo, cần lập kế hoạch hành động giảm phát thải, ví dụ đặt mục tiêu giảm 10-20% lượng khí thải trên mỗi tấn sản phẩm trong vòng 5 năm, kết hợp bù trừ thông qua các dự án trồng rừng, đầu tư xanh hoặc mua tín chỉ carbon.
TS.Vân khuyến nghị doanh nghiệp nên xem năm 2025 là giai đoạn “diễn tập” để chuẩn hóa quy trình. “Hành động sớm sẽ tiết kiệm chi phí và tránh bị động khi quy định chính thức có hiệu lực từ 2026,” bà nói.
Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp tiên phong đã gặt hái nhiều lợi ích rõ rệt. Vinamilk là doanh nghiệp đầu tiên trong ngành sữa Việt Nam được chứng nhận trung hòa carbon theo chuẩn PAS 2060, hướng tới Net Zero vào năm 2050.
TH True Milk cũng đang duy trì trạng thái trung hòa carbon cho hai đơn vị đến năm 2028. Trong ngành thép, Tập đoàn Hòa Phát dành 30% vốn đầu tư cho môi trường và tự chủ tới 80% điện năng tiêu thụ.
Không chỉ các chính phủ, nhiều tập đoàn toàn cầu như Apple, IKEA, Unilever… cũng đã đưa ra các yêu cầu bắt buộc về minh bạch phát thải. TS. Vân cảnh báo, cuộc chơi Net Zero đã được thiết lập toàn cầu. Doanh nghiệp không minh bạch sẽ bị loại khỏi chuỗi.
Đáng chú ý, Chính phủ Việt Nam cũng đang đồng hành cùng doanh nghiệp trong chuyển đổi xanh. Luật Bảo vệ Môi trường 2020 cùng các chiến lược tăng trưởng xanh đã tạo hành lang pháp lý rõ ràng.
Các chính sách ưu đãi như tín dụng xanh lãi suất thấp, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 15 năm đối với các dự án môi trường, hỗ trợ công nghệ… đang giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng tài chính.
Viện Nghiên cứu Tăng trưởng Xanh và các tổ chức tư vấn trong nước cũng triển khai mô hình “một cửa”, hỗ trợ SME từ kiểm kê phát thải, lập kế hoạch hành động, tiếp cận tín dụng xanh đến xây dựng báo cáo ESG theo chuẩn quốc tế như GRI.
TS.Vân nhấn mạnh, không đo thì không thể cải thiện. Không minh bạch thì không thể tham gia sân chơi quốc tế. Đây không còn là chi phí tuân thủ, mà là khoản đầu tư chiến lược để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Khi CBAM vận hành toàn diện từ năm 2026, hàng hóa phát thải cao sẽ bị đánh thuế mạnh, đội giá thành và mất khả năng cạnh tranh. “Càng chậm trễ, chi phí chuyển đổi càng cao. Khi đó, không hành động đồng nghĩa với tự loại mình khỏi cuộc chơi,” bà Vân cảnh báo.
VNA | 14-07-2025, 09:51
08-07-2025, 18:27
09-07-2025, 17:55
14-07-2025, 07:35
14-07-2025, 07:57
11-07-2025, 07:26
11-07-2025, 08:22
11-07-2025, 07:26
09-07-2025, 20:43
09-07-2025, 09:44
Sáng 14/7, chất lượng không khí của Hà Nội ghi nhận ở ngưỡng đỏ do độ ẩm cao và bụi mịn tích tụ, không tốt cho sức khoẻ. Chỉ số ô nhiễm xếp thứ 2 thế giới.;
14-07-2025, 14:28
Việt Nam đang từng bước phát triển thị trường carbon để thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy kinh tế xanh, bền vững.;
14-07-2025, 11:58
Ngày 14/7, thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, đội tuyển Việt Nam đã xuất sắc giành 4 Huy chương Vàng, trong đó có 2 Huy chương Vàng nằm trong top 10 tại Kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế (ICHO) 2025. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam giành 4 Huy chương Vàng trong một Kỳ thi ICHO được tổ chức trực tiếp.;
14-07-2025, 11:29
Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký được ban hành ngày 12/7/2025 là nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương về môi trường, vì mục tiêu phát triển bền vững, tạo tiền đề đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới.;
14-07-2025, 10:46
Trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng là xu thế tất yếu toàn cầu, Việt Nam đã từng ghi nhận bước tiến mạnh mẽ trong thu hút đầu tư vào lĩnh vực điện mặt trời, điện gió. Tuy nhiên, nhiều dự án năng lượng tái tạo rơi vào cảnh “chờ đợi” – chỉ vì vướng mắc thủ tục hành chính, cụ thể là văn bản “Chấp nhận nghiệm thu” (CCA).;
14-07-2025, 10:10
Nhiều doanh nghiệp châu Á đang ưu tiên đầu tư vào năng lượng sạch, xe điện và tái chế, nhằm hướng tới phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.;
14-07-2025, 10:01